Cấu tạo màn hình LED, nguyên lý hoạt động và phân loại màn hình

Màn hình LED là một loại màn hình được ứng dụng trong trình chiếu, quảng cáo nhiều nhất hiện nay. Với những tính năng vượt trội thì nó đang chính là sản phẩm đứng đầu danh sách mà các doanh nghiệp lựa chọn và tin dùng. Tuy nhiên, về cấu tạo của màn hình LED quảng cáo như thế nào, nguyên lý hoạt động và phân loại màn hình ra sao thì không phải ai cũng có thể tìm hiểu.

Màn hình LED là gì?

LED chính là từ viết tắt tiếng Anh của Light Emitting Diode, nó sử dụng các diode phát quang điện để làm đèn nền. Màn hình LED được cấu tạo từ các điểm ảnh, trong đó mỗi điểm ảnh đều có 3 màu cơ bản: R(red) G (green) B (blue) tạo nên màn hình Fullcolor chất lượng cao. Sự kết hợp giữa các màu với nhau cho phép hình ảnh hiển thị đầy sống động và bắt mắt, bảng màu hàng trăm triệu màu bao gồm cả màu trắng. Chính vì thế, nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và không gian lắp đặt khác nhau.

Cấu tạo màn hình LED

Một chiếc màn hình LED có cấu tạo khá phức tạp, với nhiều bộ phận được lắp ráp lại với nhau bao gồm:

  • Module của màn hình LED
  • Card thu
  • Card phát
  • Bộ xử lý hình ảnh của màn hình
  • Cabinet
  • Bộ nguồn
  • Thùng Flight case

(Tùy vào nhu cầu sử dụng và không gian lắp đặt mà có thể thêm hoặc bớt các phụ kiện đi kèm sao cho phù hợp nhất. Mà vẫn đảm bảo được khả năng trình chiếu tối ưu của màn hình)

Cấu tạo màn hình LED

Nguyên lý hoạt động của màn hình LED

Màn hình LED hoạt động khi các thông tin được chuyển tiếp đến các module LED bằng bộ điều khiển và sau đó kết nối với máy tính chủ. Khi đó, bộ xử lý video trong PC nhận các tín hiệu video từ nhiều nguồn khác nhau như: VCR, đầu DVD, camera, laptop…

Nó có thể trình chiếu các video clip được thiết lập sẵn trên máy tính để trình chiếu theo lịch, đúng yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng. Sau khi đủ  số lượng video cần chiếu được cài đặt, các màn hình LED sẽ được điều khiển bởi một máy tính trung tâm thông qua bất kỳ thiết bị kết nối có sẵn như: modem, modem radio, cáp quang….

Nguyên lý hoạt động của màn hình LED

Hơn hết, hiện nay màn hình LED có thể điều khiển dễ dàng cùng 1 lúc nhiều màn hình thông qua phần mềm quản lý tập trung. Người dùng tiết kiệm được thời gian và chi phí vận hành.

Kích thước tiêu chuẩn của màn hình LED

Kích thước màn hình LED có thể tùy biến theo nhu cầu của người sử dụng. Chính vì thế đây cũng là một ưu điểm lớn để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn, vừa tránh lãng phí lại đảm bảo khả năng trình chiếu hợp lý nhất. Tuy nhiên, các module cũng có những kích thước cố định riêng biệt để khi khách hàng lựa chọn dễ dàng hơn. Đảm bảo được chất lượng trình chiếu và hiển thị hình ảnh, video trên màn hình:

  • Màn hình LED P2.5: Module 160 mm x 160 mm
  • Màn hình LED P3, P6: 192 mm x 192mm
  • Với màn hình LED P4: 128mm x 256mm
  • Màn hình LED P5, P10: 160 mm x 320mm

Khi chọn màn hình, bạn nên để ý kỹ đến loại màn hình mình sẽ sử dụng và lựa chọn đúng module. Như thế sẽ tránh được tình trạng màn hình hiển thị kém chất lượng, không thể ứng dụng nhiều tính năng khác nhau. Dẫn đến tình trạng đầu tư sai cách, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Và để chọn được loại chất lượng nhất, bạn nên tìm hiểu và nghe tư vấn từ nhà cung cấp màn hình LED để chọn được sản phẩm ưng ý.

Xem thêm: Cách lựa chọn màn hình LED theo nhu cầu sử dụng

Tổng kết

Trước khi tiến hành thi công và lắp đặt màn hình LED, hãy tìm hiểu kỹ. Lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp uy tín – chất lượng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Để chắc chắn hơn, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Mục đích sử dụng màn hình LED của doanh nghiệp là gì?
  • Màn hình được lắp đặt ở đâu? Trong nhà hay ngoài trời?
  • Chi phí đầu tư của doanh nghiệp?

Cấu tạo màn hình LED, nguyên lý hoạt động và phân loại màn hình

viTiếng Việt