Card màn hình là phần vô cùng quan trọng trong màn hình LED quảng cáo. Nó đảm nhiệm các nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan đến hình ảnh, truyền tải thông tin lên màn hình chính. Để mua được một chiếc máy tính chất lượng thì không thể bỏ qua card màn hình. Có 2 loại card màn hình được sử dụng rộng rãi hiện nay là: Card rời và Card Onboard. Vậy, card màn hình là gì và làm như thế nào để phân biệt giữa card rời và card onboard? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Card màn hình là gì?
Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa ( Graphics Card). Nó có nhiệm vụ chính là xử lý chất lượng hình ảnh trên máy tính như: độ phân giải, màu sắc, độ tương phản… Thông qua cách kết nối với màn hình để trình chiếu hình ảnh, giúp cho người dùng dễ dàng thao tác hơn và xử lý trực tiếp trên máy tính.
Với bất kỳ một chiếc máy tính nào cũng đều phải có Card đồ họa rời để có thể xử lý hình ảnh, độ sắc nét…là 1 phần cấu tạo không thể thiếu trên máy tính. Và một phần quan trọng quyết định đến chất lượng của card là CPU (Graphic Processing Unit). Có nhiệm vụ đảm nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến hình ảnh. Card là phần quyết định đến một chiếc máy tính có chất lượng hay không.
Phân loại card màn hình
Card màn hình máy tính hiện tại đang được chia làm 2 loại đó là: Card rời và Card Onboard
1. Card rời là gì?
Card rời là loại card được thiết kế riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập. Chuyên để sử dụng cho xử lý hình ảnh và đồ họa trên máy tính. Nó được liên kết với Mainboard thông qua Bus giao tiếp với các khe cắm mở rộng trên máy tính như: PIC, PIC Experss (PCI – Ex), AGP…
Một cách có thể nhận biết được đâu chính là khe cắm của Card VGA rời thì bạn cần để đứng Main. Khi đó thì khe cắm của card màn hình sẽ nằm ở trên cùng. Tiếp đến sẽ là các khe mở rộng hơn để có thể xử lý hình ảnh một cách tốt nhất.
Ưu điểm
- Có thể sử dụng khe cắm riêng
- Card rời sử dụng bộ CPU với bộ nhớ riêng chuyên dụng cho máy tính mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của RAM.
- Hỗ trợ xử lý được các phần mềm/ hay ứng dụng nặng, các game yêu cầu khả năng xử lý đồ họa cao.
Nhược điểm
- Chi phí khá đắt
- Card rời có hệ thống tản nhiệt không được đảm bảo nên máy tính của bạn có thể bị nóng hơn so với bình thường. Nếu như không sử dụng đến quạt tản nhiệt sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của nó. Chính vì thế, trước khi quyết định sử dụng đến Card rời thì bạn cần để ý đến quạt tản nhiệt.
2. Card Onboard là gì?
Card Onboard (thường được gọi là VGA Onboard hay VGA Share) là card màn hình thường được sử dụng và tích hợp sẵn trên Mainboard của máy tính. Cụ thể hơn thì nó được nhà sản xuất thiết kế vào CPU (bộ xử lý trung tâm). Nó hoạt động dựa vào sức mạnh của CPU và RAM để có thể xử lý hình ảnh nhanh và rõ ràng hơn.
Khi tham khảo và xem xét một chiếc Laptop thì bạn có thể thấy ngay được thông tin của card màn hình được dán ngay trên bề mặt. Thông thường sẽ là khu vực bên dưới bàn phím, ví dụ như tem Intel HD Graphics hay GMA 4500HD… để bạn có thể biết được loại máy tính mình muốn mua có khả năng và tốc độ xử lý như thế nào. Còn như với trường hợp máy tính dùng CPU của hãng AMD thì Chíp đồ họa của nó sẽ có tên là ATI/AMD.
Ưu điểm
- Ít gặp tình trạng lỗi trong quá trình sử dụng bởi nó được thiết kế tối ưu cho Mainboard dựa vào Chipset
- Không thường xuyên xảy ra xung đột ở phần cứng
Nhược điểm
- Do Card sử dụng chung với RAM nên diễn ra tình trạng hao tổn tài nguyên có sẵn trên máy tính. Nếu như RAM bị chiếm dụng thì sẽ dẫn đến tình trạng máy tính bị treo
- Không thể chạy được các ứng dụng nặng, hay các phần mềm cần xử lý đồ họa tốc độ cao…
TOP thương hiệu Card màn hình hàng đầu hiện nay
Hiện nay, có khá nhiều thương hiệu sản xuất Card màn hình. Tuy nhiên, để chọn được loại chất lượng, khả năng sử dụng lâu dài thì quý khách hàng cần chọn thương hiệu được nhiều người tin tưởng, có uy tín trên thị trường. Điểm danh các Tops thương hiệu Card màn hình dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn:
ASUS-VAG hãng sản xuất Card màn hình hàng đầu
Khi nhắc đến các hãng sản xuất thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua ASUS. Đây chính là thương hiệu cung cấp các thiết bị điện tử hàng đầu Thế Giới. Thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn với các sản phẩm như: bo mạch chủ, card màn hình, thiết bị ngoại vi, linh kiện…
ASUS có sản xuất các loại với GPU từ NVIDIA và AMD. Các dòng VAG có đầy đủ các phân khúc từ cao cấp đến giá rẻ cho khách hàng dễ dàng lựa chọn được loại Card phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
MSI – Card đồ hoạ chất lượng cao
MSI (tên đầy đủ là công ty Micro-Star International) là đơn vị sản xuất Card màn hình nổi tiếng với những chiếc Card màn hình có hiệu suất cao, khả năng sử dụng lâu dài. Với các sản phẩm như Card NIDIA và AMD. Giá của MSI cũng gần bằng với ASUS.
EVGA – thương hiệu Card màn hình Mỹ
Với thương hiệu EVGA thì nó được sử dụng và biết đến rất nhiều tại Mỹ và có trụ sở chính tại Mỹ. Công ty EVGA chuyên cung cấp, phân phối các Card màn hình, nguồn, linh kiện của máy tính.
ZOTAC – nổi bật về công nghệ
ZOTAC được giới công nghệ trên Thế Giới biết đến là địa chỉ chuyên cung cấp, thiết kế các loại Card màn hình tối ưu cho người dùng. Với thiết kế các sản phẩm, linh kiện công nghệ nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo sự vượt trội về tính năng sử dụng. Phân khúc Card màn hình có từ tầm trung cho đến cao cấp, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau.
Bên cạnh 4 “ông lớn” được kể đến ở trên thì có 1 số thương hiệu sản xuất Card màn hình khác đến từ HongKong, Đài Loan, Trung Quốc…có thể kể đến như: Colorful, XFX, Power Color, Palite, AFOX, Manli, BFG, Biostar…
Nhận xét chung
Sau khi tham khảo chung những thông tin về 2 loại Card màn hình. Thì chắc hẳn bạn đã đưa ra được kết luận cho mình và có thể lựa chọn được loại máy tính sử dụng card phù hợp. Card rời được thiết kế để phục vụ riêng cho nhu cầu xử lý đồ họa cao như: thiết kế 3D, hay các game khủng…Nhưng nếu như bạn là một người chỉ dùng máy tính cho các như cầu thông thường. Thì không cần sử dụng loại Card quá cao, vì hiện nay các thế hệ CPU mới hộ trợ bạn chơi game 3D hay xem phim HD khá mượt mà.
Vừa rồi là những thông tin cần thiết của card rời và card onboard mà người tìm hiểu về máy tính cần nắm được. Hi vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về khái niệm và những ưu nhược điểm của nó. Tránh tình trạng “tiền mất tật mang” khi mua phải màn hình có loại card kém chất lượng hay không đúng với nhu cầu sử dụng.
> Có thể bạn quan tâm: Độ phân giải màn hình là gì? Tìm hiểu HD, Full HD, 2k, 4k
Để được tư vấn thêm về sản phẩm hoặc nhận báo giá Led screencustomers , please contact us at the information below:
Joint stock company technology LEDONE Vietnam: